Mẫu thang bảng lương dành cho doanh nghiệp hiện nay mới nhất [2024]

mau-thang-bang-luong

Mẫu thang bảng lương dành cho doanh nghiệp là văn bản do doanh nghiệp tự xây dựng. Đối với nhân viên, hệ thống thang lương là mục tiêu phấn đấu của người lao động. Như vậy, mẫu thang bảng lương là gì? Những quy định gì của thang bảng lương mà doanh nghiệp cần lưu ý? AZTAX hy vọng mang đến những thông tin bổ ích về vấn đề trên cho quý doanh nghiệp.

1. Thang bảng lương của doanh nghiệp là gì?

thang-bang-luong-la-gi
Thang bảng lương là gì?

Thang bảng lương là một hệ thống xây dựng dựa trên ngạch lương. Lấy nhóm lương, bậc lương để làm cơ sở trả lương cho người lao động.
Doanh nghiệp trả lương cho người lao động sẽ căn cứ thông qua thang bảng lương. Trong đó, thang bảng lương đã xây dựng trước đó dựa vào mức độ, năng lực của người lao động.
Thang bảng lương của doanh nghiệp tùy vào nội quy của từng công ty. Qua đó, người lao động cũng có mục tiêu phấn đấu rõ ràng dựa vào thang bảng lương.

2. Nguyên tắc xây dựng mẫu thang bảng lương

nguyen-tac-xay-dung-mau-thang-bang-luong
Nguyên tắc xây dựng mẫu thang bảng lương

Căn cứ theo khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14 quy định về trách nhiệm xây dựng bảng lương. Theo đó, mức lao động được ghi nhận phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được. Nhưng mức này không cần kéo dài thời gian làm việc bình thường.

Thang bảng lương được xây dựng cần chú ý những nguyên tắc quan trọng sau:

  • Thang bảng lương của doanh nghiệp được xây dựng phải tham khảo ý kiến của người đại diện tổ chức. Trong trường hợp nếu không có người đại diện thì doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến người lao động tại tổ chức.
  • Thang bảng lương và mức lao động được người sử dụng lao động ban hành. Đồng thời thang bảng lương được công bố công khai tại nơi làm việc.
  • Thang bảng lương do doanh nghiệp tự lưu trữ và giải trình khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

3. Mẫu thang bảng lương hiện nay

mau-thang-bang-luong-hien-nay
Mẫu thang bảng lương hiện nay

Mẫu thang bảng lương cho doanh nghiệp tư nhân

Tùy theo mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có cơ cấu điều chỉnh thang bảng lương khác nhau. Dưới đây là một số thông tin gợi ý về thang lương lương dành cho doanh nghiệp tư nhân gồm các chức danh:

  • Mức lương của giám đốc
  • Mức lương của kế toán trưởng, phó giám đốc
  • Mức lương của trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng kỹ thuật
  • Mức lương của nhân viên kế toán, kinh doanh, kỹ thuật
  • Nhân viên văn phòng, tạp vụ


Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý về thang bảng lương như sau:

  • Bậc sau phải lớn hơn bậc trước tối thiểu 5%.
  • Những nhân viên làm việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề phải lớn hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
  • Bậc 1 phải bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng.

Mẫu thang bảng lương cho cơ quan nhà nước

Khác với thang bảng lương của doanh nghiệp tư nhân, đối với cơ quan nhà nước sẽ có quy chuẩn riêng. Trong bảng lương này gồm có mức lương tối thiểu của doanh nghiệp và hệ thống thang bảng lương. Cụ thể gồm có các mục sau:

  • Bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp
  • Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, nghiệp vu
  • Thanh lương, bảng lương cho công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh và phục vụ
  • Phụ cấp lương (nếu có)


Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý tại mục ghi chú:
01: Ngạch lương: Áp dụng cho các chức danh sau: (Các bạn liệt kê đầy đủ các chức danh được xếp vào ngạch lương này).
Ví dụ:
01/ Ngạch lương: Áp dụng cho các chức danh Trưởng, phó các phòng ban
02/ Ngạch lương: Áp dụng cho các chức danh như: kế toán viên, nhân viên kinh doanh, thủ quỹ, nhân viên kỹ thuật, nhân viên tuyển dụng, nhân viên hành chính nhân sự …
03/ Ngạch lương: Áp dụng cho các chức năng như: Văn thư, đội trưởng
04/ Ngạch lương: Áp dụng cho chức danh nhân viên lễ tân
Lưu ý: Một ngạch lương có thể áp dụng đối với nhiều chức danh. Tiêu chuẩn chức danh đầy đủ do doanh nghiệp quy định.

4. Quy ước về mã số mẫu thang bảng lương

quy-uoc-ve-ma-so-mau-thang-bang-luong
Quy ước về mã số mẫu thang bảng

Bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp (Mã số C)

  • 01 – Tổng Giám đốc / Giám đốc
  • 02 – Phó Tổng Giám đốc / Phó Giám đốc
  • 03 – Kế Toán Trưởng

Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thừa hành, phục vụ (Mã số D)

  • 01 – Chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sư cao cấp

Chức danh: Thành viên cố vấn, Cộng tác viên (trình độ trên Đại Học)

  • 02 – Chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính

Chức danh: Phó Trưởng phòng (trình độ Đại học)

  • 04 – Cán sự, kỹ thuật viên (trình độ Cao đẳng, Trung cấp)
  • 05 – Nhân viên văn thư
  • 06 – Nhân viên phục vụ

Bảng lương của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh và phục vụ (Mã số A và Mã số B).

  • Mã số A.1: Có 12 ngành nghề
  • Mã số A.2: Có 7 ngành nghề
  • Mã số B có 15 ngành nghề: Từ B.1 đến B.15

Xem thêm: Quy định về thang bảng lương công chức nhà nước

Xem thêm: Xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp tư nhân

Mẫu thang bảng lương dành cho doanh nghiệp là văn bản được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Như vậy, qua bài viết trên AZTAX hy vọng mang đến những thông tin hữu ích. Với nhiều năm kinh nghiệm, AZTAX luôn sẵn sàng tư vấn hỗ trợ và thực hiện thủ tục doanh nghiệp mong muốn để có được quy trình quản lý nhân sự và tính lương chính xác nhất.

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

5/5 - (3 bình chọn)
5/5 - (3 bình chọn)