Nếu không chốt sổ bảo hiểm xã hội thì doanh nghiệp có bị phạt?

Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu không chốt sổ bảo hiểm xã hội?

Thực tế hiện nay, người sử dụng lao động không chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động với công ty. Vậy trong trường hợp này liệu doanh nghiệp có bị phạt gì không? Cùng AZTAX tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết dưới đây. 

1. Chốt sổ bảo hiểm xã hội được hiểu như thế nào? 

Chốt sổ là quá trình doanh nghiệp xác nhận quá trình đóng các loại bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời gian làm việc tại công ty. Sau khi hợp đồng lao động được chấm dứt hay hết thời hạn, doanh nghiệp phải thực hiện việc chốt sổ các loại bảo hiểm cho lao động. Người sử dụng lao động phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục hồ sơ để nộp lên Cơ quan Bảo hiểm Xã hội theo đúng các quy định của pháp luật. Cơ quan Bảo hiểm Xã hội sẽ xác minh và ghi nhận lại quá trình tham gia trên sổ bảo hiểm của người lao động khi họ dừng đóng bảo hiểm xã hội tại một đơn vị.

2. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm nếu không chốt sổ cho người lao động?

Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu không chốt sổ bảo hiểm xã hội?
Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu không chốt sổ bảo hiểm xã hội?

Trách nhiệm chốt sổ thuộc về người sử dụng lao động. Trừ các trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản không thể chốt sổ bảo hiểm xã hội. Sau khi hợp đồng lao động được chấm dứt, doanh nghiệp nhanh chóng chốt sổ cho lao động theo quy định của pháp luật như sau:

  • Theo Khoản 3 Điều 48 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động phải có trách nhiệm phải hoàn thành tất cả thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp hoàn trả lại cho người lao động bản chính và các loại giấy tờ có liên quan khác.
  • Theo như Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014 cũng đã nêu rõ doanh nghiệp còn có trách nhiệm phối hợp cùng với cơ quan Bảo hiểm Xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Bên cạnh đó người sử dụng lao động xác nhận đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng thôi việc theo đúng quy định của pháp luật.

3. Các trường hợp không chốt sổ bảo hiểm xã hội

3.1. Công ty cố tình không chốt sổ cho người lao động

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp cố tình không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Doanh nghiệp có xu hướng muốn trừng phạt người lao động vì họ đơn phương chấm dứt hợp đồng hay nghỉ ngang mà chưa có sự chấp thuận từ công ty. Nên họ đã giữ sổ bảo hiểm xã hội và không chấp thuận chốt sổ với đối tượng lao động đó. Tuy nhiên, đây là hành động vi phạm quy định pháp luật và doanh nghiệp có thể bị phạt nặng nếu bị phát hiện. 

3.2. Công ty rơi vào tình trạng phá sản

Doanh nghiệp phá sản không chốt sổ bảo hiểm xã hội
Doanh nghiệp phá sản không chốt sổ bảo hiểm xã hội

Sau khi dịch bệnh Covid-19, nhiều công ty rơi vào tình trạng khủng hoảng về tài chính dẫn đến phá sản. Nhiều công nhân trong tình trạng thất nghiệp, loay hoay không biết làm sao khi doanh nghiệp không chốt sổ bảo hiểm xã hội để người lao động nhận trợ cấp. Nếu gặp trường hợp này, người lao động có thể đến cơ quan Bảo hiểm Xã hội khu vực để tiến hành chốt sổ, hoặc người lao động muốn tiết kiệm thời gian và tránh những thủ tục hành chính rườm rà thì có thể sử dụng dịch vụ chốt sổ bảo hiểm tại AZTAX.

3.3. Người lao động làm mất sổ không chốt sổ bảo hiểm xã hội được

Hiện nay có thực trạng, người lao động không nộp hay làm mất sổ bảo hiểm xã hội cho công ty trong quá trình làm việc. Khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không chốt sổ bảo hiểm cho người lao động được. Vì thế để có thể hoàn thành các thủ tục chốt sổ người lao động phải làm lại sổ mới tại cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

4. Không chốt sổ bảo hiểm xã hội doanh nghiệp sẽ nhận mức phạt nào?

Nhằm để cho người lao động đảm bảo các quyền lợi được nhận từ bảo hiểm xã hội. Doanh nghiệp không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ bị phạt dựa trên Khoản 1 Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:

  • Người sử dụng lao động vi phạm trong số lượng từ 01 đến 10 người lao động sẽ bị phạt từ 01 đến 02 triệu đồng.
  • Người sử dụng lao động vi phạm trong số lượng từ 11 đến 50 người  lao động sẽ bị phạt từ 02 đến 05 triệu đồng.
  • Người sử dụng lao động vi phạm trong số lượng từ 51 đến 100 người lao động sẽ bị phạt từ 05 đến 10 triệu đồng.
  • Người sử dụng lao động vi phạm trong số lượng từ 101 đến 300 người lao động sẽ bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng.
  • Người sử dụng lao động vi phạm trong số lượng từ 301 người lao động trở lên sẽ bị phạt từ 15 đến 20 triệu đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cố ý không trả sổ bảo hiểm và các giấy tờ có liên quan khác cho lao động sau khi chấm dứt hết hợp đồng lao động  theo quy định sẽ bị phạt theo Khoản 4 Điều 40 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Doanh nghiệp bị phạt tiền từ 2 đến 4 triệu đồng khi vi phạm trên mỗi người lao động và không vượt quá 75 triệu.

Xem thêm: Chưa chốt sổ bảo hiểm xã hội

5. Thủ tục doanh nghiệp chốt sổ cho người lao động

Người lao động không chốt sổ bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp sẽ làm điều đó đó
Người lao động không chốt sổ bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp sẽ làm điều đó

Khi người lao động chấm dứt hợp đồng tại công ty, người sử dụng lao động phải thực hiện chốt sổ theo quy định, gồm các bước như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp cần phải báo giảm lao động và chuẩn bị những hồ sơ sau để thực hiện báo giảm:

  • Tờ khai điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
  • Tờ khai đơn vị điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
  • Danh sách người lao động tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc;
  • Bảng kê thông tin;
  • Thẻ bảo hiểm y tế vẫn còn thời hạn.

Doanh nghiệp chuẩn bị xong và đầy đủ các giấy tờ trên thì gửi hồ sơ đến cơ quan Bảo hiểm Xã hội mà doanh nghiệp tham gia.

Bước 2: Doanh nghiệp thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội

Chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, người sử dụng lao động cần có những giấy tờ như:

  • Tờ khai đơn vị tham gia và điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
  • Danh sách người lao động tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc;
  • Bảng kê khai thông tin;
  • Sổ bảo hiểm xã hội của lao động;
  • Công văn chốt sổ của đơn vị.

Doanh nghiệp chuẩn bị hoàn tất các loại hồ sơ sau đó gửi đến cơ quan Bảo hiểm Xã hội trực tiếp, hoặc thông qua phần mềm, hay bằng đường bưu điện.Ngoài ra nếu công ty không chốt sổ bảo hiểm, người lao động cũng có thể tự chốt sổ bảo hiểm tham khảo thêm bài viết: Mất sổ bảo hiểm xã hội.

6.Sử dụng dịch vụ chốt sổ bảo hiểm tại AZTAX doanh nghiệp nhận được gì?

Những quy định về bảo hiểm được cập nhật liên tục làm cho các doanh nghiệp hoang mang. Câu hỏi được doanh nghiệp đặt ra nhiều nhất trong thời gian gần đây là liệu mình đã chuẩn bị đầy đủ để chốt sổ bảo hiểm? Để giúp doanh nghiệp gỡ rối nkhos khăn trên, AZTAX cung cấp dịch vụ nhằm:

  • Tránh những vấn đề rắc rối không đáng có khi chốt sổ
  • Hỗ trợ tận tình từ những nhân viên có nghiệp vụ cao và lâu năm
  • Giải đáp các thắc mắc mà doanh nghiệp đang vướng phải
  • Thực hiện giúp các thủ tục hành chính về chốt sổ nhanh chóng.\

Xem thêm: Chốt sổ bhxh sai

Qua bài viết này, doanh nghiệp đã nắm bắt được các mức phạt nếu không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đồng thời người sử dụng lao động cũng biết được quy trình chốt sổ bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp vẫn gặp những lắng lo về chốt sổ bảo hiểm thì hãy liên hệ với AZTAX ngay.  Vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. AZTAX – Sự khởi đầu vững chắc cho hành trình khởi nghiệp.

5/5 - (13 bình chọn)
5/5 - (13 bình chọn)