Hệ Số Trượt Giá Khi Làm BHXH Là Gì? Ví Dụ Đơn Giản Nhất

Hệ Số Trượt Giá Khi Làm BHXH Là Gì?

“Hệ số trượt giá khi làm bảo hiểm xã hội là gì?”, “Nhận tiền trượt giá thế nào?”, “Hệ số này thay đổi ra sao?” và hàng ti tỉ những câu hỏi khác liên quan đến hệ số trượt giá mà AZTAX nhận được trong suốt thời gian qua. Do vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết, cặn kẽ nhất về hệ số này để người lao động hiểu rõ hơn.

Hệ Số Trượt Giá Khi Làm BHXH Là Gì?
Hệ Số Trượt Giá Khi Làm BHXH Là Gì?

1. Hệ số trượt giá (hệ số điều chỉnh lương) là gì?

Hệ số trượt giá hay còn được gọi là hệ số điều chỉnh lương thật ra không được định nghĩa trong bất cứ văn bản luật nào. Hiểu đơn giản, đây là hệ số điều chỉnh lại số tiền bạn đã đóng bảo hiểm xã hội cho nhiều năm về trước. Để bạn dễ hình dung, AZTAX xin ví dụ một thực tế sau:

–  Khoảng năm 2000 – 2005, bạn đi mua 1 ổ bánh mì chỉ mất khoảng 5.000 đồng là được no nê. Lúc này, bạn mua ổ đặc biệt nhiều thịt, nhiều chả cũng chỉ mất khoảng 10.000 đồng.

–  Hiện tại, bạn đi mua 1 ổ bánh, ít nhất phải tốn 15.000 đồng, ổ đặc biệt có khi 25.000 đồng, 30.000 đồng, chỗ đắt nhất cũng lên đến 60.000 đồng/ổ

Đây là ví dụ đơn giản, dễ hiểu về vấn đề lạm phát. Khi giá trị đồng tiền mất giá qua thời gian, Nhà nước cần có biện pháp cho vấn đề này để người lao động không bị thiệt thòi khi nhận trợ cấp từ bảo hiểm. Vậy nên, hệ số điều chỉnh lương được ra đời như một giải pháp cho tình hình trên. Hệ số này sẽ giúp điều chỉnh lại lương đóng bảo hiểm xã hội mà bạn đã tham gia ở những năm trước đó nhằm đảm bảo tính công bằng cho quá trình đóng bảo hiểm xã hội của bạn.

Nếu không có hệ số trượt giá, khi nhận bảo hiểm xã hội 1 lần, tính trung bình lương từ trước đến nay, bạn sẽ thấy mình bị “lỗ” do mức đóng của những năm về trước thấp hơn rất nhiều ở hiện tại.

Xem thêm về: Hệ Số Trượt Giá Cập Nhật Từng Năm

Xem thêm: Dịch vụ làm bảo hiểm xã hội 1 lần

Xem thêm: Những điều cần biết về bhxh 1 lần

Hệ số trượt giá là gì?
Hệ số trượt giá là gì?

2. Hệ số điều chỉnh lương có từ khi nào?

Có thể bạn không nhận ra nhưng lạm phát mỗi năm đều có và liên tục tăng. Lạm phát tăng đều mỗi năm. Vậy nên, thực tế hệ số này lúc nào cũng có mặt khi bạn làm hồ sơ nhận bảo hiểm xã hội 1 lần. Thế nhưng, phần lớn người lao động lại không để ý đến những hệ số điều chỉnh nho nhỏ này.

Hệ số điều chỉnh lương được ghi nhận lần đầu trong các văn bản luật vào khoảng những năm đầu của thế kỷ 21. Đó cũng là thời điểm mà Nhà nước đẩy mạnh sự thay đổi trong chính sách bảo hiểm, an sinh xã hội.

Hệ số điều chỉnh lương có từ khi nào?
Hệ số điều chỉnh lương có từ khi nào?

3. Vì sao hệ số trượt giá đang được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây?

Nếu bạn làm hồ sơ nhận bảo hiểm xã hội 1 lần trong tháng 1 hoặc tháng 2/2021 thì hẳn bạn đang bị hoang mang bởi thông tin về trượt giá. Nguyên nhân đến từ việc việc đầu năm chưa thi hành công văn điều chỉnh trượt giá. Thông thường, mỗi năm đều sẽ có 01 công văn điều chỉnh hệ số riêng, được ban hành vào đầu năm nhưng lại thi hành từ khoảng 1-2 tháng sau đó, thường gọi là “chậm” công văn điều chỉnh trượt giá. Do vậy, hệ số hệ số trượt giá sẽ không được áp dụng nếu bạn làm hồ sơ trước thời điểm thi hành.

Vậy nên, vào thời điểm tháng 1 và tháng 2 hằng năm, nếu làm hồ sơ nhận bảo hiểm xã hội 1 lần, bạn có thể sẽ nhận được những lời khuyên như sau:

– “Tháng sau quay lại làm, hệ số trượt giá đang điều chỉnh”

– “Hiện chưa có điều chỉnh trượt giá, chưa làm hồ sơ này được”

– “Vui lòng chờ công văn điều chỉnh lương đóng bảo hiểm xã hội”

Những lời khuyên trên hiện rất phổ biến nếu người lao động làm bảo hiểm xã hội 1 lần tại thời điểm đầu năm. Do đó, nhiều người tham gia bảo hiểm xã hội hoang mang, không biết hệ số này là gì.

4. Có phải làm bảo hiểm xã hội 1 lần tại thời điểm này thì không được tiền trượt giá?

Không. Hiện tại, nếu làm hồ sơ này thì bạn vẫn được nhận tiền bình thường. Tuy nhiên, hình thức nhận chia làm hai lần, do chưa điều chỉnh trượt giá. Sau khi công bố hệ số, bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện tính toán trên hệ thống và thực hiện chi cho những người đã làm hồ sơ mà chưa nhận được phần tiền này.

Khi nào thì có hệ số trượt giá mới để làm bảo hiểm xã hội 1 lần?
Khi nào thì có hệ số trượt giá mới để làm bảo hiểm xã hội 1 lần?

5. Khi nào thì có hệ số trượt giá mới để làm bảo hiểm xã hội 1 lần?

Dữ liệu về hệ số trượt giá mới nhất năm hiện tại đã được chúng tôi cập nhật chi tiết trong bài viết Hệ Số Trượt Giá Cập Nhật Từng Năm.

Thông thường, hệ số trượt giá sẽ được công bố vào khoảng tháng 1 hoặc giữa tháng 2, áp dụng từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 mỗi năm, và có hiệu lực thi hành sau khoảng 1 đến 4 tuần làm việc kể từ ngày ban hành công văn.

Năm Trước 1995 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Mức điều chỉnh 5,26 4,46 4,22 4,09 3,8 3,64 3,7 3,71 3,57 3,46 3,21 2,96 2,76 2,55 2,07
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023
Mức điều chỉnh 1,94 1,77 1,5 1,37 1,28 1,23 1,23 1,19 1,15 1,11 1,08 1,05 1,03 1 1

Bảng hệ số trượt giá năm 2021 trường hợp tham gia BHXH

6. Làm sao để nhận thêm tiền trượt giá khi đã làm bảo hiểm xã hội 1 lần?

Hiện tại, vẫn chưa có thống nhất về quy trình chi trả loại tiền này. Do đó, các cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tự công bố cách thức nhận tiền bổ sung. Có hai cách phổ biến mà AZTAX nhận được từ một số cơ quan bảo hiểm xã hội như sau:

– Người lao động liên hệ bộ phận 1 cửa để làm hồ sơ nhận tiền điều chỉnh (do chưa có công văn về trượt giá chính thức trong giai đoạn này). Khi đi, vui lòng mang theo “Quyết định nhận bảo hiểm xã hội 1 lần” và chứng minh nhân dân/căn cước công dân bản gốc, còn thời hạn sử dụng.

– Do chưa có công văn điều chỉnh trượt giá nên số tiền giải quyết chi trả cho những trường hợp nhận bảo hiểm xã hội 1 lần chưa nhận trượt giá sẽ được bổ sung sau. Bảo hiểm xã hội sẽ tự động tính và chuyển tiền này trực tiếp vào tài khoản ngân hàng mà người làm hồ sơ đã đăng ký với cơ quan bảo hiểm.

Vậy là, sẽ có hai hình thức chi trả bổ sung. Tuỳ chính sách của cơ quan bảo hiểm xã hội khu vực mà người lao động được chi trả theo quy định.

Tham khảo thêm bài viết: Làm Thế Nào Để Kiểm Tra Đã Nhận Tiền Trượt Giá Hay Chưa?

Làm sao để nhận thêm tiền trượt giá?
Làm sao để nhận thêm tiền trượt giá?

7. Chính sách mới về lao động, tiền lương (cập nhật 2023)

Hệ số trượt giá năm 2023 cũng được điều chỉnh như thường lệ. Song song đó, một vài chính sách liên quan đến lao động, tiền lương khác cũng có sự thay đổi để phù hợp hơn với thực trạng xã hội.

Xem thêm bài viết về vấn đề này để cập nhật thêm thông tin liên quan khác: 06 Chính Sách Mới Về Lao Động, Tiền Lương: Doanh Nghiệp Cần Biết Và Cập Nhật

Chính sách mới về lao động, tiền lương (cập nhật 2023)
Chính sách mới về lao động, tiền lương (cập nhật 2023)

8. Dịch vụ hoàn thiện hồ sơ nhận BHXH 1 lần

Đối với một số người lao động làm hồ sơ nhận bảo hiểm xã hội 1 lần bị trả về với lý do khác, người lao động có thể tham khảo dịch vụ hỗ trợ của AZTAX tại đây:

AZTAX vừa làm rõ vấn đề khiến nhiều người lao động hoang mang trong thời điểm hiện tại. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhất để người tham gia bảo hiểm xã hội tiện theo dõi. Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ tư vấn miễn phí hoặc tham gia ngay nhóm Giải đáp thắc mắc về bảo hiểm xã hội để được trao đổi, thảo luận về BHXH với cộng đồng hơn 10 ngàn thành viên.
Xem thêm:
Có visa định cư có được nhận trợ cấp bhxh 1 lần

Xem thêm: Tra cứu bhxh 1 lần

Xem thêm: Giấy hẹn trả kết quả bhxh 1 lần

Xem thêm: Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần cho người nước ngoài

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

5/5 - (17 bình chọn)
5/5 - (17 bình chọn)