Phân biệt đối tượng người nước ngoài tham gia Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm Xã hội là gì?

Phân biệt đối tượng người nước ngoài tham gia Bảo hiểm xã hội là điều cần thiết mà các doanh nghiệp phải thực hiện nhằm xác định mức đóng Bảo hiểm hàng tháng. Bảo hiểm Xã hội ở nước ta luôn được đánh giá cao về chính sách trợ cấp cho người lao động. Thế nên việc tham gia Bảo hiểm Xã hội là điều cần thiết, nhất là đối với người nước ngoài. Bài viết này AZTAX sẽ trình bày rõ các đối tượng bắt buộc và không bắt buộc tham gia.

1. Bảo hiểm Xã hội là gì?

Bảo hiểm là hình thức tập hợp các thành viên đóng góp vào một quỹ chung, quỹ này từ đó được phân chia lại cho thành viên gặp rủi ro. Những rủi ro này được quy định cụ thể với mức chi trả cao hơn nhiều lần số tiền mà thành viên đó phải đóng. 

Tại Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội là hình thức Bảo hiểm của Nhà nước, do nhà Nước ban hành để đảm bảo an sinh cho người lao động. Các chính sách phúc lợi của người lao động rất cao. Mang lại nguồn kinh tế tạm thời cho người tham gia gặp rủi ro.

Bảo hiểm Xã hội là gì?
Bảo hiểm Xã hội là gì?

Thực chất, khi tham gia lao động, bất cứ ai cũng phải tham gia Bảo hiểm dưới hình thức bắt buộc. Doanh nghiệp sẽ thực hiện việc đăng ký này. Tuy nhiên trong trường hợp không có hoặc chưa đủ nhân sự đảm nhiệm, doanh nghiệp có thể lựa chọn dịch vụ làm bảo hiểm xã hội tại tphcm. 

2. Người nước ngoài phải tham gia Bảo hiểm xã hội

Theo quy định mới nhất, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tham gia Bảo hiểm Xã hội bắt buộc. Những quy định cụ thể liên quan cũng như mức đóng bạn có thể xem qua bài viết Quy định đóng Bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài mà AZTAX đã trình bày.

3. Đối tượng người nước ngoài phải tham gia Bảo hiểm xã hội

Vấn đề này đã được trình bày chi tiết tại bài viết Bảo hiểm Xã hội cho người nước ngoài trên trang tin tức của AZTAX, bạn có thể tìm đọc. Tuy nhiên hiện nay có một số cập nhật mới nên chúng tôi sẽ nêu rõ trong phần dưới đây.

3.1 Đối tượng bắt buộc tham gia

Khi người lao động có quốc tịch nước ngoài nhưng sống và làm việc tại Việt Nam, có ký kết hợp đồng lao động (không xác định thời hạn hoặc có thời hạn trên 1 năm), đồng thời có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ/giấy phép hành nghề thì phải đóng Bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, Luật cũng quy định rõ, người lao động phải chưa đủ tuổi về hưu thì mới được tham gia. Độ tuổi hưu của nước ta là 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.

Đối tượng người nước ngoài phải tham gia Bảo hiểm
Đối tượng người nước ngoài phải tham gia Bảo hiểm

3.2 Đối tượng người nước ngoài không phải tham gia Bảo hiểm

Luật Lao động 2012, Nghị định 11/2016/NĐ-CP và Nghị định 143/2018/NĐ-CP đã hướng dẫn vấn đề này. AZTAX xin thông tin lại đến bạn. Cụ thể, khi lao động là nước người ngoài, đang làm việc tại Việt Nam nhưng thuộc một trong số những trường hợp sau thì không cần phải tham gia Bảo hiểm Xã hội:

Đối tượng người nước ngoài không cần tham gia Bảo hiểm
Đối tượng người nước ngoài không cần tham gia Bảo hiểm

a) Người lao động có hợp đồng lao động nhưng chỉ làm việc dưới 01 năm tại Việt Nam

Luật quy định, nếu người lao động có hợp đồng vô thời hạn hoặc hợp đồng có thời hạn trên một năm thì phải tham gia bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi. Tuy nhiên với trường hợp người nước ngoài làm việc ngắn hạn, thì không cần phải tham gia.

b) Người lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp

Nếu người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam với chức danh Quản lý, Giám đốc điều hành, Chuyên gia, Lao động kỹ thuật, trực thuộc doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp này có thương hiệu tại Việt Nam thì khi sang Việt Nam làm việc không phải đóng bảo hiểm. Tuy nhiên người lao động đó phải có hợp đồng lao động trước ít nhất 12 tháng tại doanh nghiệp đó ở nước ngoài.

c) Người lao động đã đủ tuổi hưu

Trường hợp người lao động đã đủ tuổi hưu nhưng vẫn tiếp tục làm việc, vẫn có hợp đồng lao động thực ra không thiếu. Điều này xảy ra đối với những lao động nước ngoài khá phổ biến. Tuy nhiên, Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 Việt Nam quy định rõ, nếu lao động nước ngoài đã đủ 60 tuổi (đối với nam) hoặc đủ 55 tuổi (đối với nữ) thì không phải tham gia Bảo hiểm.

d) Người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Trong trường hợp này, người lao động không có giấy phép hay hợp đồng lao động. Những đối tượng này có thể là:

Nhóm lao động không thuộc diện cấp giấy phép
Nhóm lao động không thuộc diện cấp giấy phép
*Nhóm người trực thuộc công ty, tổ chức nước ngoài
  • Chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty Trách nhiệm Hữu hạn.
  • Thành viên Hội đồng quản trị của công ty Cổ phần
  • Chuyên gia, quản lý, giám đốc điều hành hoặc kỹ thuật viên làm việc dưới 30 ngày và cộng dồn không quá 90 ngày/năm.
*Nhóm người là học sinh, sinh viên
  • Học sinh, sinh viên đang học tập tại trường nước ngoài, có thoả thuận thực tập tại tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam.
  • Học sinh, sinh viên học tập và làm việc tại Việt Nam. Trường hợp này người sử dụng lao động cần thông báo cho Cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh trước ít nhất 07 ngày.
*Nhóm người được Bộ Ngoại giao cấp phép
  • Người vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn hoặc thực hiện các nhiệm vụ phục vụ nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, đánh giá, quản lý, thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn ODA đã ký kết.
  • Người vào Việt Nam để thực hiện thoả thuận quốc tế cấp Trung ương, cấp tỉnh.
  • Tình nguyện viên thực hiện các hoạt động công ích, có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
  • Phóng viên, nhà báo đã được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam.
  • Người được cơ quan, tổ chức nước ngoài cử sang Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu tại các trường thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép giảng dạy.
  • Thân nhân thành viên của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
*Nhóm khác
  • Trưởng phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam hoặc dự án Tổ chức quốc tế.
  • Người vào Việt Nam để chào bán dịch vụ. Trường hợp này chỉ được làm việc dưới 03 tháng.
  • Người vào Việt Nam để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp mà có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt. 
  • Luật sư đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam.
  • Người có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội
  • Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.

Trên đây là phân biệt những đối tượng người nước ngoài tham gia Bảo hiểm Xã hội bắt buộc tại Việt Nam. Hy vọng những liệt kê cụ thể trên sẽ cho bạn biết rõ bạn hoặc người lao động nước ngoài tại doanh nghiệp có thuộc hình thức phải đóng Bảo hiểm không. Đừng quên nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề kế toán – thuế – bảo hiểm, hãy liên hệ ngay cho AZTAX để được hỗ trợ về gói dịch vụ phù hợp nhất với bạn. AZTAX rất hân hạnh được đồng hành cùng bạn.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)