Bảo hiểm thai sản của chồng khi vợ sinh con

Bảo hiểm thai sản của chồng

Hiện nay các vấn đề về thai sản rất được người lao động quan tâm. Đặc biệt là về bảo hiểm thai sản của chồng, một trong những trợ cấp mà người lao động chưa hiểu rõ về quy định cũng như cách thức nhận trợ cấp. AZTAX sẽ cung cấp cho người lao động những thông tin cần thiết qua nội dung bài viết dưới đây.

1. Bảo hiểm thai sản là gì?

Bảo hiểm thai sản là phần trợ cấp dành cho người lao động có ý định mang thai; mang thai; sinh con; xin con nuôi dưới 6 tháng tuổi; phá thai do bệnh lý nền ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó còn có chế bảo hiểm thai sản của chồng có vợ mang thai. Khi tham gia bảo hiểm người lao động sẽ được nhận đầy đủ các chế độ giống như tham gia trợ cấp thất nghiệp 2020, tai nạn,…nếu đảm bảo đủ các điều kiện nhận trợ cấp của các quỹ bảo hiểm.

Bảo hiểm thai sản của chồng
Bảo hiểm thai sản của chồng

2. Bảo hiểm thai sản của chồng và thời gian nghỉ việc hưởng chế độ.

2.1 Điều kiện cần thiết để hưởng bảo hiểm xã hội thai sản cho chồng

Luật Bảo hiểm Xã hội cũng có những trợ cấp thích đáng dành cho lao động nam khi có vợ sinh con. Nếu lao động nữ yêu cầu phải tham gia đủ thời gian đóng bảo hiểm thì đối với lao động nam chỉ yêu cầu đang tham gia bảo hiểm. Nhưng trong trường hợp người cha tham gia bảo hiểm mà người mẹ không tham gia hoặc không đủ điều kiện thì lao động nam phải đáp ứng các điều kiện:

  • Phải tham gia bảo hiểm từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
  • Phải có vợ sinh con (không tham gia Bảo hiểm Xã hội).
Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản của chồng
Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản của chồng

2.2 Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm thai sản của chồng

Thời gian lao động nam được nghỉ hưởng chế độ về bảo hiểm thai sản của chồng được quy định:

– 05 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh thường 1 con;

– 07 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh con phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;

– 10 ngày trong trường hợp vợ sinh đôi, từ sinh ba thì thêm mỗi người con tương ứng được thêm 3 ngày nghỉ, tối đa không quá 14 ngày làm việc;

– 14 ngày làm việc trong trường hợp người vợ sinh đôi mà phải phẫu thuật;

Lưu ý: Thời gian nghỉ theo chế độ không tính ngày lễ, Tết và nghỉ hàng tuần.

3. Đơn xin hưởng Bảo hiểm Xã hội thai sản cho chồng và thời hạn nộp hồ sơ

3.1 Đơn xin hưởng trợ cấp thai sản cho chồng 

Để hưởng trợ cấp thai sản cho chồng khi vợ sinh con, lao động nam cần phải thỏa mãn các điều kiện trên và chuẩn bị các hồ sơ như sau:

+ Giấy khai sinh có họ tên cha; hoặc có thể là giấy chứng sinh + hộ khẩu;

+ Trong trường hợp con chết: phải có giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc có thể trích sao hồ sơ bệnh án. Nếu trường hợp con chết mà chưa cấp giấy chứng sinh thì phải có hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ (nếu có);

+ Giấy xác nhận của cơ quan y tế trong trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật (nếu có);

+ Mẫu C70a-HD xin hưởng bảo hiểm thai sản của chồng. (Hướng dẫn tại mục 5)

Hồ sơ hưởng trợ cấp
Hồ sơ hưởng trợ cấp

Ngoài ra người lao động cũng nên tìm hiểu về các mẫu “đơn trình báo mất sổ Bảo hiểm Xã hội” mà AZTAX đã cung cấp trong các bài viết đã cập nhật.

3.2 Thời hạn nộp hồ sơ 

Thời hạn nộp hồ sơ hưởng Bảo hiểm Xã hội thai sản cho chồng được quy định như sau:

+ Trong 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc người lao động phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp

+ Trong 10 ngày đơn vị phải nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động.

=> Trong vòng 55 ngày kể từ ngày lao động nam đi làm trở lại thì phải nộp hồ sơ hưởng chế độ lên cơ quan bảo hiểm xã hội, quá hạn sẽ không được giải quyết. 

Tìm hiểu thêm: Gộp sổ bảo hiểm xã hội mất bao lâu?

4. Mức hưởng bảo hiểm thai sản của chồng

Mức hưởng bảo hiểm thai sản cho chồng khi vợ sinh con được quy định:

Mức hưởng = Mbq6t / 24 ngày công x 100% x số ngày được nghỉ

Trong đó:

Mbq6t: Là mức bình quân tiền lương đóng Bảo hiểm Xã hội 6 tháng trước khi người vợ sinh của lao động nam; trường hợp chưa đủ 6 tháng thì mức bình quân sẽ bằng bình quân lương các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: Lương bình quân đóng bảo hiểm 6 tháng trước khi vợ sinh là: 7.000.000 và được nghỉ 7 ngày (vì vợ sinh mổ)

=> Cách tính:

Mbq6t = (6×7.000.000đ)/6 = 7.000.0000 (đồng)

Mức hưởng = 7.000.000/24 x 7 = 2.041.666 (đồng) (gần bằng 2.042.000 đồng/ tháng)

Mức hưởng trợ cấp thai sản cho chồng
Mức hưởng trợ cấp thai sản cho chồng

5. Hướng dẫn kê khai mẫu C70a-HD

Trường hợp kê khai hưởng bảo hiểm thai sản của chồng:

Hướng dẫn:

Cột A, B: Ghi số thứ tự và họ tên người hưởng;

Cột 1: Ghi số sổ bảo hiểm xã hội hoặc số định danh người hưởng;

Cột 2: Tình trạng (ghi ngày nghỉ hàng tuần nếu khác thứ 7, chủ nhật; ghi thêm số con được sinh, số CMND, hộ chiếu hoặc căn cước công dân của người mẹ, sinh con bằng phương thức nào và số tuần tuổi của con nếu dưới 32 tuần);

Cột 3: Thời điểm: để trống theo quyết định 636/QĐ-BHXH

Cột 4: Từ ngày (ngày đầu tiên được hưởng chế độ);

Cột 5: Đến ngày (ngày cuối hưởng chế độ);

Cột 6: Tổng số ngày nghỉ hưởng chế độ theo ngày làm việc, không tính các ngày nghỉ, lễ, tết;

Côt 7: Hình thức nhận trợ cấp

+ Để trống: cơ quan Bảo hiểm Xã hội chuyển khoản cho đơn vị, người lao động nhận tiền mặt từ đơn vị.

+ Chuyển khoản kèm theo thông tin lao động nam: cơ quan bảo hiểm chuyển khoản trực tiếp cho lao động nam khi được duyệt chế độ.

+ Dịch vụ bảo hiểm: Người lao động có thể nhận tiền qua các công ty về dịch vụ bảo hiểm.

Tải mẫu C70a-HD về kê khai hưởng bảo hiểm thai sản của chồng : Tại đây

Trên đây là những thông tin cần thiết về bảo hiểm thai sản của chồng. AZTAX sẽ thường xuyên cập nhật những thông tin mới về trợ cấp thai sản cho chồng khi vợ sinh con qua các bài viết sau. Người lao động nên theo dõi thường xuyên để đảm bảo quyền lợi. Liên hệ thông tin bên dưới để được hỗ trợ.

5/5 - (20 bình chọn)
5/5 - (20 bình chọn)